TƯ VẤN BÁN HÀNG

0962 531 739

Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn

Đăng ngày: 2021-12-10 - Bởi: Thanh Tạo

Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc gửi về hộp thư của chuyên mục tin tức. Khi thiết kế nhà vệ sinh với kích thước tiêu chuẩn sẽ tạo được không gian hài hòa với không gian tổng thể của ngôi nhà. 

Thông số kích thước nhà vệ sinh chuẩn

+ Cửa nhà vệ sinh: Cửa nhà vệ sinh có kích thước chiều cao: 1.9 m – 2.1 m – 2.3 m và chiều rộng tương ứng: 0.68 m – 0.82 m – 1.02 m sẽ vừa hợp phong thủy lại vừa tiện cho đi lại nhất.

+ Kích thước gạch lát nhà: Theo đó gạch lát nền nhà sẽ sử dụng kích thước 20 x 20 cm vì nền nhà có diện tích tương đối nhỏ, chống trơn trượt màu sắc tùy bạn lựa chọn.

+ Gạch ốp tường có thể sử dụng 20×20 cm hoặc 20×30 cm

+ Phần sát trần sẽ sử dụng sơn để sơn chứ không ốp gạch lên sát trần.

+ Tất cả các phòng vệ sinh đều nên có quạt thông gió

+ Chiều cao tối thiểu của trần là 2.2 m

+ Chiều cao từ sàn tới mặt chậu rửa là 82 – 85 cm

+ Chiều cao vòi sen 75 – 80 cm

+ Chiều cao bát sen 170 – 175 cm

+ Chiều cao mắc áo 165 – 170 cm lớn thường diện tích từ khoảng 10 m2 trở lên, có thể trang bị thêm những thiết bị tiện nghi khác như xục, xông hơi, tiểu nam, sấy tay… hay trang trí thêm cây xanh, tranh ảnh…

– Chiều cao nhà vệ sinh tối thiểu cần thiết cho một nhà vệ sinh là 2.5m, tường và sàn sử dụng vật liệu chống trơn, chống bám bẩn.

– Diện tích một buồng vệ sinh đủ cho một phụ nữ hoặc nam giới trưởng thành, tối thiểu là 2.5m2

– Có khu vực phòng vệ sinh và khu vực rửa tay riêng cho nam và nữ

– Có hệ thống quản lý và xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quy định.

Việc đảm bảo các thông số theo tiêu chuẩn về kích thước sẽ làm tăng tính thẩm mỹ, đảm bảo an toàn và sự tiện lợi khi sử dụng. Kích thước tiêu chuẩn nhà vệ sinh này chúng tôi xây dựng dựa trên việc khảo sát từ những công trình thực tế và thói quen sử dụng của con người.

Lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh

Thông thường người ta thường chọn những vị trí xấu để xây nhà vệ sinh như: khu vực đất méo, khu góc nhọn của đất hình tam giác, gầm cầu thang. Một số gia chủ lựa chọn thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ để thuận tiên cho việc đi lại, sinh hoạt.

Tùy thuộc vào diện tích đất mà nhà vệ sinh sẽ được thiết kế theo kích thước khác nhau, và kích thước nhà vệ sinh gia đình cho dù to hay nhỏ thì nó vẫn cần đáp ứng được chứng năng chính đó là đi vệ sinh và tắm giặt.
Khu vực nhà vệ sinh cần có sự thông thoáng, đủ sáng, không để ẩm ướt khu vệ sinh, bởi nếu để ấm ướt sẽ rất dễ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, điều này rất không tốt cho sức khỏe.

Nhà vệ sinh có ánh sáng vừa hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn lại vừa tạo cảm giác nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và khô thoáng.

Gia chủ cũng nên chú ý đến độ dốc nền nhà vệ sinh để đảm bảo thoát nước tránh ngưng đọng nước trong nhà vệ sinh.

Không bố trí cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa phòng ngủ hay phòng bếp hoặc bất cứ phòng chức năng nào khác, xét về phong thủy thì đó là các bố trí cực xấu sẽ ảnh hướng đế sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Khi thiết kế 2 phòng vệ sinh ở cùng một tầng bạn nên chú ý thiết kế 2 phòng vệ sinh quay lưng vào nhau để dễ dàng lắp đặt hệ thống điện và đường ống nước. Với những ngôi nhà nhiều tầng nên thiết kế nhà vệ sinh cùng nằm trên một trục thẳng để thuận tiện hơn cho đường ống nước.

Thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thủy

Vấn đề phong thủy từ xưa tới nay vẫn luôn được quan tâm khi thiết kế nhà cửa, phòng ốc và nhà vệ sinh cũng không ngoại lệ. Trong phong thủy đối với cửa thì tuyệt đối không được đối diện với các phòng khác, cửa chính hay giường.

Nếu có một lí do bất khả kháng nào đó mà không thể tránh được việc thiết kế cửa vệ sinh đối diện với phòng khác thì bạn nên sử dụng vách ngăn di động, hệ thống rèm, vách ngăn kín…Đây là cách để xử lí vấn đề này cho phù hợp với phong thủy nhất đấy nhé.

Nếu diện tích nhà bạn không đủ rộng để thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ thì bạn cũng nên chú ý thiết kế sao cho gần phòng ngủ nhất nhé. Sở dĩ nên để gần phòng ngủ bởi vì nhu cầu của các thành viên đi vệ sinh hàng ngày là rất lớn mà, vị trí gần giúp giảm thời gian di chuyển đặc biệt là khi đi vệ sinh vào ban đêm nếu phải di chuyển giữa các tầng để đi vệ sinh thì khá nguy hiểm và dễ gây ra các tai nạn không đáng có.

Nếu diện tích nhà bạn rộng thì tốt nhất là thiết kế riêng nhà tắm và nhà vệ sinh. Với thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm tách biệt sẽ thuận tiện hơn nếu nhiều người muốn sử dụng cùng lúc.

Hãy tận dụng các góc nhà một cách hợp lí với đồ nội thất vừa tiện lợi mà vẫn đảm bảo các yếu tố thẩm mỹ nhé. Tất cả các đồ lặt vặt trong nhà vệ sinh bạn có thể cất trữ gọn gàng và thuận tiện vào chiếc tủ nho nhỏ trong nhà vệ sinh phải không nào.

Trên đây là bài viết về diện tích chuẩn nhà vệ sinh mà Trang Trí Nội Ngoại Thất Thanh Tạo muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng đã giúp bạn có thêm kiến thức khi thiết kế nội thất nhà ở.