TƯ VẤN BÁN HÀNG

0962 531 739

9 vật dụng trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên

Đăng ngày: 2021-12-21 - Bởi: Thanh Tạo

Nhà bếp là không gian sinh hoạt chung nên cần sắm sửa rất nhiều vật dụng cần thiết. Tất nhiên không phải vật dụng nào cũng có thể sử dụng trong thời gian dài. Do đó, việc nắm rõ hạn sử dụng của những vật dụng quen thuộc trong nhà bếp không những giúp không gian trở nên mới mẻ hơn mà còn bảo vệ sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình. 

Dưới đây là những vật dụng trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên mà không phải chị em nào cũng biết.

9-vat-dung-trong-nha-bep-can-thay-moi-thuong-xuyen

Miếng bọt biển rửa bát 

Miếng bọt biển rửa bát là vật dụng dễ dàng bị “lãng quên” trong những lần cần thay mới. Bởi vì rất nhiều chị em nội trợ vẫn lầm tưởng rằng, miếng bọt biển luôn sạch bởi chúng được tiếp xúc với nước rửa chén hàng ngày. Tuy nhiên, vì miếng bọt biển thường xốp và ẩm ướt nên sẽ là môi trường thích hợp cho vi khuẩn ẩn nấp. 

Do vậy, bạn cần thay mới miếng bọt biển 1 tuần/lần. Giá thành của vật dụng này khá rẻ nên bạn hoàn toàn có thể thay mới hàng tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Khăn lau bếp 

Khăn lau chắc chắn là vật dụng không thể thiếu trong gian bếp gia đình. Mỗi chiếc khăn lau sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng từ lau bát đũa, lau bàn, lau bếp ga sau khi đun nấu… 

Bởi vì thường xuyên phải tiếp xúc với nước, dầu mỡ nên cần thay mới thường xuyên. Đặc biệt là khăn lau bát, nếu không được bảo quản đúng cách có thể gián tiếp khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống. 

Bạn nên giặt sạch những chiếc khăn này sau khi dọn dẹp bếp và thay mới khoảng 2 tháng/lần để đảm bảo gian bếp được sạch sẽ, thơm tho hơn. 

Thảm nhà bếp 

Những tấm thảm đa năng trong nhà bếp có thể được sử dụng để lau chân, hứng đỡ thức ăn hoặc nước rơi từ bồn rửa bát xuống sàn nhà. Do đó, những tấm thảm này luôn trong tình trạng ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa nồm ẩm. 

Thảm sử dụng lâu ngày không được thay mới sẽ trở thành ổ vi khuẩn theo bàn chân của bạn đi khắp nơi trong ngôi nhà. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy để tránh mất vệ sinh, bạn nên giặt sạch và phơi thảm 1 tuần/lần cùng với đó là thay mới định kỳ 6 tháng/lần. 

Hộp đựng thực phẩm bằng nhựa 

Hộp đựng thực phẩm bằng nhựa ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn bởi sự tiện lợi, đa dạng kích thước mà giá thành lại khá rẻ. Thế nhưng, thói quen hâm nóng thức ăn trong hộp nhựa bằng lò vi sóng có thể làm phát tán các chất độc hại. Nguy hiểm hơn nữa, khi các hộp nhựa xuất hiện những vết xước, chúng sẽ là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập một cách dễ dàng và gây hại cho sức khỏe.

Đũa được làm bằng tre, gỗ 

Đũa được làm bằng tre hoặc gỗ sau thời gian sử dụng rất dễ bị nứt, tróc sơn. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng trú ngụ gây ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và ảnh hưởng sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn đũa inox hoặc bảo quản đũa gỗ, tre đúng cách đồng thời thay mới định kỳ 6 tháng/lần. 

Thớt 

Thớt đặc biệt là các loại thớt gỗ là một trong những vật dụng cần thay mới định kỳ. Bởi lẽ mỗi ngày chúng phải tiếp xúc với đủ loại thực phẩm sống, chín. Sau một thời gian dài sử dụng, dù có được vệ sinh và bảo quản tốt như thế nào cũng không tránh khỏi tình trạng nứt đồng thời xuất hiện mùn gỗ. 

Chính những vết nứt này là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Vệ sinh thớt sau khi sử dụng là việc cần làm nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn lượng vi khuẩn này. Do đó, bạn nên treo thớt lên cao, trong môi trường khô ráo, thoáng mát và thay thớt định kỳ 6 tháng/lần. 

Bên cạnh đó, thớt inox kháng khuẩn sẽ là sự thay thế hoàn hảo nhất, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình, vừa tiết kiệm chi phí.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích!