Chân tường là khu vực tiếp xúc trực tiếp với nền nhà và tường tạo thành khe góc nên rất dễ bị tích tụ vi khuẩn nấm mốc, ẩm ướt và ố vàng trở thành bài toán vệ sinh nhức đầu cho các gia chủ. Vì thế người ta thường áp dụng các biện pháp để khắc phục như sử dụng các loại sơn chuyên dụng có khả năng chống rêu mốc, chống ẩm. Nhưng khi xã hội càng phát triển hiện đại, khu vực ốp chân tường dần được thay thế bằng các loại gạch ốp lát với với những tính năng cải tiến khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của các phương pháp cũ như sơn truyền thống. Khả năng chống thấm cực cao, đô chịu lực tốt, thi công dễ dàng và nâng tầm kiến trúc của không gian ngôi nhà trở thành một phong cách mới. Trong bài viết này, Vật liệu xây dựng & Trang trí nội ngoại thất Thanh Tạo sẽ chia sẻ các cách chọn và báo giá gạch chân tường cho phong cách hiện đại mới nhất.
1. Gạch len chân tường là gì
Len chân tường hay còn được gọi là gạch ốp chân tường, nó không chỉ đơn thuần là một đường len gạch che cho chân tường để dễ dàng vệ sinh nền nhà, mà còn có chức năng che khuất các khuyết điểm của đường nối giữa tường và nhà mang lại một sự tinh tế trong phong cách trang trí nội thất hiện đại.
Thông thường trong các công trình, người ta sẽ dùng gạch lát nền cắt nhỏ ra để làm gạch len chân tường, bởi dùng cách này tạo sự liền mạch và đồng bộ giữa không gian ốp lát và gạch ốp chân tường. Bên canh đó khu vực này còn được sở hữu với tính năng của gạch lát nền về việc đảo bảo vệ sinh cho chân tường không bị ẩm, thấm nước hoặc tích tụ mốc ở góc. Hầu như 90% thị trường sử dụng cách này để tạo ra gạch len tường. Tuy nhiên đối với một số công trình lại hướng về việc sử dụng gạch chân tường riêng để tạo nên thiết kế khác biệt không trùng lặp, điều này giúp sự sáng tạo kiến trúc trở nên đa dạng hơn cho không gian lý tưởng.
Trong quá trình thi công cắt gạch chân ốp tường, chúng thường được cắt ra từ loại gạch bóng kiếng toàn phần và được chia làm 3 cách cắt phổ biến giúp quý gia chủ có thể tham khảo sau đây:
Cắt đơn giản: đây là kiểu cắt viên lớn thành 4 viên nhỏ đều bằng nhau, sau đó lấy giấy nhám chà sơ cạnh trên cho đều và đẹp. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, thi công dễ dàng và nhanh chóng.
Bo đầu – đánh bóng: gạch sau khi cắt có 3 mặt vuông đều nhau, mặt còn lại được bo tròn và đánh bóng để áp sát vào chân tường và tạo độ thẩm mỹ tốt hơn, gạch bóng kiếng thường được dùng cách bo đầu này. Đặc biệt là khổ gạch có kích thước 60x60 cm rất được phổ biến trong cắt gạch chân ốp tường vì khi cắt ra thành 5 viên nhỏ 12×60 cm chính là do 2cm dư kia dùng để bo đầu.
Bo đầu – đánh bóng – chạy chỉ: đây là cách chỉ áp dụng riêng cho gạch bóng kiếng, cách làm này khá giống với cách trên nhưng lại thêm công đọan chạy chỉ với 2 đường chỉ ở khoảng 3/4 viên gạch.
Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình, chúng ta đều có thể linh hoạt lựa chọn kiểu ốp chân tường cho không gian của mình.
2. Cách chọn gạch len tường
Lựa chọn gạch chân tường phù hợp cho ngôi nhà của gia đình mình là một trong những gian đoạn cần thiết trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà. Xét về mặt tổng thể, có rất nhiều vị trí để ốp gạch len tường bao gồm phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, phòng vệ sinh,... tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi không gian các gia chủ có thể lựa chọn các mẫu gạch phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời các yếu tố cũng quan trọng không kém trong gian đoạn chọn gạch phải kể đến diện tích không gian, màu sắc gạch lát nền, kích thước, cách chọn họa tiết để tạo nên một thiết kế hoàn chỉnh.
Chọn gạch len chân tường theo kích thước:
Để chọn được mẫu gạch chân tường đẹp và phù hợp với kích thước là một yếu tố khá quan trọng. Để tạo nên sự hài hòa cho tổng thể kích thước gạch len chân tường phải tương đồng với kích thước của gạch ốp lát. Đối với các không gian có diện tích khiêm tốn, chúng ta có thể chọn các mẫu có kích thước nhỏ như gạch len chân tường 10x60 cm, gạch chân tường 12x60 cm, gạch chân tường 15x60 cm,...với sự kết hợp của nhiều màu sắc nên có thể tạo ra sự phá cách đặc biệt cho không gian. Còn đối với các không gian có diện tích lớn hơn, việc sử dụng các loại gạch có điểm nhấn hoặc hoa văn với kích thước gạch len chân tường là 20x80 cm là điểm cộng tốt nhất cho không gian lớn. Không nên chọn gạch len chân tường quá thấp với không gian có trần cao và ngược lại.
Chọn gạch len chân tường theo khu vực:
Tùy theo đặc điểm không gian của mỗi khu vực mà gia chủ có thể linh hoạt lựa chọn gạch chân tường phù hợp. Đối với khu vực phòng khách là nơi trọng tâm của không gian nội thất, vì thế cần chọn những mẫu gạch chân tường có điểm nhấn hoặc tạo sự sang trong, thanh lịch cho không gian này. Phòng bếp là khu vực tiếp xúc thường xuyên với dầu mỡ, thức ăn nhiều trong quá trình nấu nướng nên yếu tố gạch nên là bề mặt nhẵn với tính năng chống bám bẩn và chống tích tụ vi khuẩn cao nhằm thuận tiện cho việc vệ sinh. Phòng ngủ cần không gian thân mật ấm cúng nên gạch len chân tường thường sẽ có gam màu trung tính hoặc trầm, tránh họa tiết nhiều làm rối mắt.
Chọn gạch len chân tường theo màu sắc:
Việc lựa chọn gạch len chân tường theo màu sắc cũng giống với việc chọn gạch ốp lát. Các gia chủ thiên về hướng muốn không gian hài hòa, đồng bộ với nhau có thể sử dụng gạch chân tường cùng mẫu với gạch ốp lát nhằm tạo sự liên kết liền mạch cho không gian nội thất. Tuy nhiên đối với các gia chủ ưu chuộng phong cách kiến trúc nghệ thuật có thể điểm một ít gam màu tương phản tạo nên sự đối xứng cho không gian thiết kế. Điều này sẽ làm cho tường nổi bật hơn nhưng vẫn giữ được trang nhã, thân mật với gạch len chân tường gỗ.
Chọn gạch len chân tường nổi hoặc chìm:
Ốp gạch chân tường nổi hay chìm cũng là một vấn đề được nhiều gia chủ rất quan tâm. Cách ốp len chân tường nổi là phương pháp ốp truyền thống có bề mặt gạch nổi lên nhỉnh hơn so với gạch ốp lát, độ bám dính vào tường cao và chống thấm hút nước rất hiệu quả. Còn đối với phương pháp ốp len chân tường chìm hiện nay đang được khá phổ biến, bởi bề mặt phẳng mang lại sự tinh tế cao cho không gian. Đồng thời cách ốp này có một lớp lót và lớp sika làm tăng gấp đôi khả năng chống ẩm, chống thấm bảo vệ các góc chân tường nhà.