TƯ VẤN BÁN HÀNG

0962 531 739

Mẹo làm sạch mọi thiết bị vệ sinh trong nhà tắm chỉ trong nháy mắt

Đăng ngày: 2022-09-07 - Bởi: Admin

Phòng tắm tuy là nơi có diện tích nhỏ trong kiến trúc nội thất của ngôi nhà nhưng là nơi mang đến không gian riêng tư tuyệt vời. Khi bước chân vào phòng tắm sạch sẽ, mới mẻ sẽ cảm nhận cảm giác thoải mái dễ chịu, thư giãn và biết cách làm sạch thiết bị vệ sinh vừa đảm bảo được độ bền, vừa giúp an toàn cho sức khỏe của bạn cùng các thành viên trong gia đình.

Tại sao cần vệ sinh phòng tắm?

Phòng tắm là nơi để vệ sinh cá nhân, làm sạch các vết bẩn nhưng đồng thời cũng là nơi có nhiều người tiếp xúc, nếu như ai đó mắc bệnh thì vô tình nơi này trở thành điểm tích tụ, chứa các vi khuẩn độc hại có thể xâm nhập ngược lại vào cơ thể của nhau giữa các thành viên trong nhà.

Đồng thời, nâng cao ý thức bằng cách làm sạch thiết bị vệ sinh và nội thất phòng tắm thường xuyên, không chỉ bảo vệ sức khỏe tốt mà còn giúp cho không gian sạch sẽ, thoáng mát, tạo sự nổi bật và mang đến cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, xóa tan sự mệt mỏi, căng thẳng khi bạn bước chân vào đây.
Bạn cần trang bị những vật dụng cần thiết để bảo vệ bản thân trong quá trình làm sạch không gian phòng tắm, thiết bị vệ sinh. Hãy đeo khẩu trang, đeo găng tay cao su để tránh các chất tẩy rửa làm hại da tay và chăm chút hơn thì mang giày ủng để bảo vệ luôn đôi chân của bạn.

Dụng cụ chà rửa phòng tắm và các trang thiết bị trong nhà tắm:

Bàn chải tay cầm dài.

Bàn chải tròn vệ sinh bồn cầu

Khăn mỏng hoặc miếng rửa chén để chùi rửa lavabo, bồn tắm.

Nước lau sàn để làm sạch sàn, vách tường và chất tẩy (Vim…) chỉ để vệ sinh bồn cầu.

Nước lau kính để làm sạch gương soi, kệ để mỹ phẩm mặt kính…

Kem đánh răng, giấm, chanh tươi để trị một số vết hoen ố, xỉn màu bám trên vòi nước, vòi sen.

Từng bước trong cách làm sạch thiết bị vệ sinh
Bước 1: Vệ sinh các vật dụng phụ kiện phòng tắm treo vách tường theo quy tắc từ trên cao xuống. Làm như vậy sẽ giúp cuốn trôi các vết bẩn, vi khuẩn xuống dưới để dễ dàng xử lý sau.

Ở đây có 2 trường hợp, nếu là các loại: Giá phơi khăn, gương cạo râu, kệ góc nhà tắm, khay để xà phòng,… bằng đồng thau được phủ lớp giả cổ thì bạn có thể dùng khăn mềm kết hợp với nước rửa chén để chùi rửa, lau lại thật khô. Cách khác là thoa một lớp mỏng kem đánh răng lên bề mặt thiết bị rồi dùng bàn chải mềm cọ rửa, nếu vết bẩn cứng đầu hơn thì sử dụng hỗn hợp giấm trắng + nước ấm + nước cốt chanh pha loãng để làm sạch nhé.

Trường hợp thứ hai là nếu sử dụng các phụ kiện phòng tắm sơn màu đen, bạn nên sử dụng cồn y tế diệt khuẩn và khăn mềm ướt vắt khô để lau chùi sạch sẽ, nhằm bảo vệ lớp phủ bề mặt không bị bong tróc.

Bước 2: Vệ sinh mặt kính gương soi hoặc các vật dụng có vật liệu thủy tinh.

 

 

Khung gương soi làm bằng vật liệu đồng thau nên có thể áp dụng bước 1 để xử lý, còn mặt kính bằng thủy tinh nên sử dụng lâu ngày sẽ bị bẩn, ố. Cách giải quyết là bạn dùng nước lau kính, xịt vào mặt kính và lau nhẹ nhàng.

Cách khác, nếu gương vẫn còn vết ố bạn dùng khăn mềm ướt tẩm vài giọt rượu trắng để lau hoặc lấy tờ báo mềm cũ thấm nước hơi ẩm và lau sạch, sau đó lau lại bằng khăn mềm khô.

Bước 3: Lau chùi các thiết bị sen tắm, vòi sen cho bồn tắm, vòi nước bằng đồng thau bạn cũng áp dụng tương tự bước 1.

Tuy nhiên, vòi sen hay vòi nước lavabo có kiểu dáng cầu kỳ hơn nên chú ý dùng bàn chải đánh răng cũ, mềm cọ rửa những góc cạnh, vị trí xuất hiện vết hoen ố nhiều. Cuối cùng bạn rửa lại bằng nước sạch và lau khô sẽ lấy lại vẻ đẹp sáng bóng như trước.

Vệ sinh sạch sẽ các thiết bị sen tắm, sen cầm tay

Bước 4: Vệ sinh và sử dụng đúng cách đối với lavabo đá tự nhiên, lavabo đá cuội, lavabo bằng đồng, lavabo bằng gỗ tre và chậu sứ mỹ thuật.

 

 

Những chiếc lavabo bằng vật liệu tự nhiên bạn nên dùng nước rửa chén kết hợp khăn mềm, mút để lau chùi xung quanh bề mặt bên trong lẫn bên ngoài, rồi rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý: Đối với lavabo bằng gỗ tre nên sử dụng bộ xả GCX06 để không tích nước để lâu hàng giờ, theo năm tháng sẽ ảnh hưởng độ bền sản phẩm. Ngoài ra, khi đổ cà phê hoặc loại thức uống đậm màu vào các loại lavabo vật liệu tự nhiên thì nên vệ sinh ngay, tránh tình trạng bị thấm các chất này làm mất vẻ đẹp mỹ thuật và giảm tuổi thọ sản phẩm.

Bước 5: Bồn vệ sinh như là vật trung tâm và cũng là điểm đánh giá của một vị khách nào đó khi ghé thăm nhà bạn. Vì vậy thế bồn cầu cần được tẩy rửa thường xuyên để luôn sạch sẽ, kháng khuẩn vẫn luôn là điều cần thiết.

 

 

Bồn vệ sinh đa phần làm bằng sứ tráng men nên dùng các dung dịch như Vim để làm sạch. Bạn cho một ít nước tẩy này vào xung quanh bồn cầu, đợi 5 – 10 phút để chất bẩn tự theo nước tẩy mà chảy xuống, sau đó dùng bàn chải tròn chà quanh bồn cầu để giúp tẩy đi các vết bẩn còn lại. Dùng bàn chải tay cầm dài chà bên ngoài bồn cầu, nắp bồn cầu là hoàn thành.

Bước 6: Lau chùi vách tường và cửa ra vào, cửa thông gió (nếu có).

Đối với vách tường được lót gạch, bạn dùng khăn ướt và ít xà phòng hoặc nước lau sàn để lau cho thật sạch. Các vết bẩn cứng đầu trên đây, bạn cũng có thể dùng kem đánh răng hoặc bột baking soda để tẩy.

Đối với tường sơn thì dùng khăn ướt chùi nhẹ, vì nếu mạnh tay thì sẽ gây trầy xước. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng bàn chải mềm để chà rửa tường phòng tắm. Tương tự tường, cửa ra vào và cửa thông gió cũng làm như vậy cho đến khi mọi thứ đều sạch sẽ.

Bước 7: Vệ sinh sàn phòng tắm sạch sẽ là bước cuối cùng.

Cho một ít nước lau sàn vào các góc tường và chế một ít ra sàn, khoảng 5 -10 phút sau, chất bẩn sẽ tự động trôi theo nước tẩy. Dùng bàn chải chà lại sàn một lần nữa để sàn sạch hơn.

Nếu chăm chút hơn, khi sử dụng lâu ngày loại sàn lót gạch tráng men không còn mới và đẹp như trước, bạn sử dụng keo chà ron màu trắng bán trên thị trường để “tút” lại vẻ đẹp cho nội thất phòng tắm.

Lưu ý: Bạn cũng cần thường xuyên giặt tấm thảm chân trước phòng tắm để đảm bảo không còn vi khuẩn nào có thể xâm nhập.

 

Nguồn Internet